UBND HUYỆN DI  LINH                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH ĐINH LẠC                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  Số : …/KH – THĐL                                         Đinh Lạc, ngày …   tháng … năm 2019

KẾ HỌACH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 5 NĂM

(TỪ NĂM HỌC 2018-2019 ĐẾN 2022 - 2023)

 

Căn cứ dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi 2018 QH 14 Ngày 27/9/2018 của Quốc hội khóa 14;

Căn cứ vào Thông tư số: 17/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, V/v: ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;

Trường Tiểu học Đinh Lạc xây dựng lộ trình phát triển giáo dục 5 năm giai đoạn từ năm học 2018-2019 đến năm học 2022 – 2023. Cụ thể như sau:

A: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1.Tình hình địa phương:

Trường nằm trên địa bàn xã Đinh Lạc, nghề nghiệp chính của nhân dân trong xã là làm nông nghiệp (trồng cà phê) và ngành nghề tự do. Đời sống của nhân dân đã có những bước phát triển song nhiều hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn tuyển sinh của trường gồm 6 thôn, (trong đó có 1 thôn vùng 3 và 1 thôn đồng bào dân tộc KHo), dân cư chủ yếu là người dân tộc gốc Tây Nguyên. Hiện tại, trường có 1 điểm trường lẻ là thôn đặc biệt khó khăn.

2. Tình hình nhà trường:                                                                                                   Trường Tiểu học Đinh Lạc được thành lập từ năm 1990. Trải qua 29 năm, nhà trường đang từng bước phát triển bền vững.

Địa điểm tại thôn Đồng Lạc 2 xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; Trường nằm trên địa bàn dân cư có nền kinh tế tương đối khó khăn, đa số người dân sống bằng nghề nông, mức thu nhập thấp.

Trường có đầy đủ cán bộ quản lý theo quy định của trường hạng 1; có đủ biên chế giáo viên của trường dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.

Nhà trường có diện tích khuôn viên rộng rãi. Tổng diện tích đất nhà trường đang sử dụng là 11 131 m2/582 học sinh, đạt 19,1 m2/ học sinh, vượt so với quy định tại Điều lệ trường tiểu học (trong đó trường chính 9.805 m2, điểm trường Duệ 1 326 m2 ).

I. Môi trường bên trong:

1. Số liệu:

a. Đội ngũ:

Tổng số CB,GV,NV:40

Trình độ CMNV của CBQL: ĐH 3/3

Trình độ CMNV của TPT Đội: TC 1

Trình độ CMNV của GV: ĐH: 9/31;  CĐ: 14; TC: 6; Chưa đạt chuẩn: 1.

Nhân viên: ĐH:01/6, CĐ:02, TC: 02   trình độ khác:1 (bảo vệ)

Tay nghề năm học trước:  GV giỏi trường: 12/30- 40 % - khá 17/30 – 56,7 %, trung bình 1 – 3,3 %

b. Học sinh:

Số lớp

TSHS

Nữ

HSDT/DTTN

Nữ DT

Ghi chú

20

582

272

268/275

128

 

c. Cơ sở vật chất:

STT

KHỐI PHÒNG HỌC

DIỆN TÍCH

GHI C

1

20 Phòng học

960 m2

          68 x 14

          

STT

KHỐI PHÒNG PHỤC VỤ HỌC TẬP

DIỆN TÍCH

GHI CHÚ

1

Tin học

48 m2

 

2

Thư viện- Thiết bị

66 m2

Phòng tạm

3

Đội TNTPHCM

33 m2

Phòng tạm

4

Tiếng Anh (LAP)

 

 

 

STT

SÂN CHƠI-BÃI TẬP NHÀ VỆ SINH, NHÀ XE, ĐIỆN, NƯỚC

DIỆN TÍCH

GHI CHÚ

1

Sân chơi, bãi tập

1.500 m2

 

2

Nhà vệ sinh

48 m2

 

3

Nhà xe

 

Đã hư hỏng, chật

4

Điện, nước

 

Đầy đủ

 

STT

KHỐI PHÒNG HÀNH CHÍNH –QUẢN TRỊ

DIỆN TÍCH

GHI CHÚ

1

Hiệu bộ

53 m2

 

2

Hội đồng

48 m2

 

3

Y tế

 

Chung phòng  Đội

4

Phòng bảo vệ

9 m2

 

2. Mặt mạnh, mặt yếu:        

a) Mặt mạnh:

Trường tổ chức cho học sinh toàn trường học 2 buổi/ ngày nên có điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện;

Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ số lượng theo quy đinh, thực hiện nhiệm vụ chính được phân công đúng với chuyên ngành đào tạo;

Được sự quan tâm của các cấp về xây dựng cơ sở vật chất: đảm bảo xanh, sạch đẹp.

b) Mặt yếu:

Tỉ lệ học sinh lưu ban hàng năm vẫn còn;

Có 1 giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Không có giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu một số phòng chức năng, phòng đa năng;

Nhà vệ sinh học sinh đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu cho giáo viên và học sinh;

Chưa có bãi tập cho học sinh.

II. Môi trường bên ngoài

1. Những tác động:

Với quan điểm  giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sự ưu tiên cho giáo dục, không những thể hiện ở những chính sách đầu tư mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp luôn quan tâm chỉ đạo các mặt hoạt động;

Tình hình phát triển của một số trường Tiểu học trong huyện, giúp nhà trường có cơ hội thuận lợi trong việc học tập và vận dụng những kinh nghiệm để phát triển hoạt động giáo dục của nhà trường;

Cơ chế, chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện cho trường chủ động thực hiện kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ;

Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm và ủng hộ các phong trào của nhà trường.

2. Cơ hội:

Công nghệ thông tin và các công nghệ khác không ngừng phát triển với các phần mềm tiện ích hỗ trợ cho việc quản lý và dạy học ngày càng tốt hơn;

Đảng  bộ cơ sở, hầu hết các thôn đều có điều kiện để triển khai nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục;

Đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhà trường với cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể tại địa phương, góp phần thuận lợi cho nhà trường hoàn thành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm.

3. Thách thức:

Trước những đổi mới của ngành Giáo dục về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, và những yêu cầu cao của xã hội nói chung và của bậc cha mẹ học sinh nói riêng về hiệu quả chất lượng giảng dạy của nhà trường; đã làm cho tập thể sư phạm phải có nhiều băn khoăn và trăn trở trong việc nghiên cứu đầu tư để đổi mới trong quản lý cũng như việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Sự phát triển công nghệ cũng đem đến cho ngành Giáo dục nhiều thuận lợi song cũng tạo ra nhiều khó khăn thách thức. Những tác động tiêu cực từ mạng internet cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục.

Vấn đề toàn cầu hóa và xã hội ngày càng phát triển dẫn đến yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi nhà trường phải đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh và xã hội ngày càng cao, nhất là đối với xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường hiện nay.

III. Đánh giá tình hình thực hiện kết quả giáo dục giai đoạn 2014-2018:

1.Về phát triển số lượng và duy trì sĩ số:

Năm học

2013 - 2014

2014-2015

2015 -2016

2016- 2017

2017 - 2018

Số lớp

18

18

19

19

19

TSHS

505

536

571

561

560

Tỉ lệ DTSS

100

100

100

100

100

Hiệu quả GD

94.4

95.1

94.7

91.3

96.2

2. Về chất lượng giáo dục:    

   

    Năm học

TSHS

Các môn học

Lưu ban

HT- tỉ lệ %

CHT- tỉ lệ %

2013 - 2014

505

497

8

7

2014 -2015

536

527

9

12

2015 - 2016

571

562

9

6

2016 - 2017

561

552

9

8

2017 - 2018

560

557

3

3

3. Về chất lượng đội ngũ :

Năm học

CB,GV,NV

LĐTT

CSTĐ

Cấp cơ sở

CSTĐ

cấp tỉnh

GV giỏi trường

GV giỏi Huyện

GV giỏi Tỉnh

2013-2014

34

15

4

 

15

2

 

2014-2015

37

27

5

 

18

6

 

2015-2016

36

28

5

 

15

5

 

2016-2017

39

27

4

 

21

5

 

2017-2018

39

30

5

 

26

4

 

4. Về cơ sở vật chất:

Năm học

Những hạng mục được bổ sung

Số lượng

Thành tiền

Nguồn hỗ trợ

2013 - 2014

Cổng, hàng rào

01

297.211.000

Xã hội hóa

2014 -2015

 

 

 

 

2015 - 2016

 

 

 

 

2016 - 2017

 

 

 

 

2017 - 2018

 

 

 

 

5. Công tác kiểm định: Đạt cấp độ 1: Tháng 11/ 2016.

6.  Trường chuẩn quốc gia: Đạt mức độ 1: Tháng 8/2017

7. Một số thành tích chính:

Năm học 2013 - 2014: Tập thể lao động tiến tiến

Năm học 2014 -2015:  Tập thể lao động tiến tiến

Năm học 2015 - 2016: Tập thể lao động tiến tiến

Năm học 2016 - 2017: Tập thể lao động tiến tiến

Năm học 2017 - 2018: Tập thể lao động tiến tiến

8. Đánh giá chung:

Mặt đạt được và nguyên nhân:     

Số CB, GV, NV đủ theo quy định, thực hiện nhiệm vụ chính được phân công đúng với chuyên ngành đào tạo.

Chất lượng giáo dục năm 2018-2019 đạt 99,5 % học sinh hoàn thành chương trình lớp học; 100% Hoàn thành chương trình tiểu học.

Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

a. Nguyên nhân khách quan:

Trường tổ chức cho HS toàn trường học 2 buổi/ ngày, nên có điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục giúp HS phát triển toàn diện.

b) Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình luôn bám trường bám lớp, thường xuyên tăng cường dạy bồi dưỡng phụ đạo cho các đối tượng học sinh

Mặt chưa đạt được và nguyên nhân:

Hiệu quả giáo dục sau 5 năm đạt tỉ lệ chưa cao.

Tỉ lệ học sinh lưu ban vẫn còn.

Vẫn còn giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Năm qua không có giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Chất lượng học sinh năng khiếu, mũi nhọn chưa cao.

Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu thốn, phòng thư viện, thiết bị, phòng truyền thống Đội là phòng tạm, thiếu một số phòng chức năng, phòng đa năng.

Nhà vệ sinh học sinh chật chội không đáp ứng được yêu cầu.

Chưa có bãi tập cho học sinh.

 Kiểm định đánh giá ngoài đang ở cấp độ 1 (theo đánh giá cũ).     

a) Nguyên nhân khách quan:

Đối tượng học sinh dân tộc chiếm tỷ lệ khá cao, do đó ảnh hưởng đến chất

lượng chung.

Khu phòng đa, chức năng, thư viện …chưa được cấp trên đầu tư xây dựng.

a) Nguyên nhân chủ quan:

Giáo viên cần  tiếp tục  đổi mới phương pháp dạy học, khơi gợi cho học sinh sự hứng thú học tập rèn luyện để đạt kết quả cao.

Công tác huy động xã hội hóa chưa được thường xuyên .

9. Những nội dung ưu tiên thực hiện giai đoạn 2019-2023:

Dựa trên đánh giá các tiêu chí đã đạt được nhà trường tiếp tục giữ vững và phát huy những điểm mạnh, tiếp tục tăng cường các biện pháp mạnh tích cực để nâng mức đạt được của từng tiêu chí. Những tiêu chí không đạt hoặc đạt nhưng ở mức thấp, nhà trường có kế hoạch cải tiến chất lượng khắc phục;

Nhà trường đăng ký đánh giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2 và đạt chuẩn gia Mức độ1 vào tháng 6 năm 2021.

B. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC:

1.Sứ mệnh:

Xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh, phát triển, tiến bộ về mọi mặt. Xây dựng môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, thân thiện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo mỗi học sinh đều có cơ hội tiến bộ và phát triển.

2.Tầm nhìn:

Từng bước duy trì, củng cố vững chắc các chuẩn quốc gia mức độ 1, nâng dần các chuẩn theo mức độ 2. Kiểm định chất lượng  giáo dục đạt cấp độ 2 trở lên

(Theo thông tư 17/2018/TT-BGDĐT). Nâng cao chất lượng giáo dục ổn định và bền vững.

3.Giá trị:

Tinh thần đoàn kết:

Xây dựng tập thể đoàn kết thống nhất, có khả năng tương tác, hỗ trợ, thúc đẩy vì mục tiêu phát triển nhà trường. Xây dựng nhà trường lớn mạnh từng ngày, xây dựng lòng tự hào cho tất cả các thành viên trong trường.

Xây dựng văn hóa nhà trường

Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ gắn bó, là sức mạnh của nhà trường trong quá trình phát triển. Tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc.

Sự hợp tác

Đề cao quan hệ mật thiết giữa nhà trường với cộng đồng, với cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh. Coi trọng sự hợp tác của học sinh trong học tập, lao động và rèn luyện.

Chủ động sáng tạo

Nâng cao tinh thần tự giác, chủ động trong lao động và học tập. Tôn trọng sự khác biệt và sáng tạo, phát huy hết sở trường năng lực cá nhân, hướng tới chất lượng và hiệu quả. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh.

Lòng nhân ái

 Luôn luôn gắn kết tình thầy trò, tình đồng nghiệp, hết lòng vì học sinh thân yêu.

4. Phương châm hành động:

Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan, trường khang trang, lớp thân thiện.

C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:

I. Mục tiêu chung:

Xây dựng trường tiểu học Đinh Lạc trở thành một trường có thương hiệu trong huyện; đào tạo những thế hệ học sinh mạnh khỏe về thể chất; mạnh mẽ về trí lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương và sự phát triển của đất nước.

II. Mục tiêu chỉ tiêu cụ thể từng năm học:

1. Phát triển quy mô trường lớp:

 

Năm học

Số lớp

Khối lớp

 

TSHS

          Số HS các khối lớp

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

2018- 2019

20

5

4

3

4

4

583

139

102

104

127

111

2019-2020

20

5

5

3

3

4

609

137

139

102

104

127

2020-2021

20

4

5

5

3

3

600

118

137

139

102

104

2021- 2022

20

5

4

4

4

3

626

130

118

137

139

102

2022- 2023

20

4

4

4

4

4

630

106

130

118

137

139

2. Đội ngũ CBQL-GV:

Năm học

TSCB,

GV,NV

LĐTT

CSTĐ

Cấp cơ sở

CSTĐ

cấp tỉnh

GV giỏi trường

GV giỏi Huyện

GV giỏi Tỉnh

2018- 2019

40

33

5

0

23

7

0

2019-2020

40

31

8

0

26

9

0

2020-2021

40

31

9

0

28

10

0

2021- 2022

40

31

10

1

27

10

2

2022- 2023

40

31

10

1

30

11

2

3. Đánh giá học sinh:

Năm học

TSHS

HTCT lớp học

HTCTTH

2018- 2019

583

100%

100%

2019-2020

609

100%

100%

2020-2021

600

100%

100%

2021- 2022

626

100%

100%

2022- 2023

630

100%

100%

4.Về thư viện và trang thiết bị dạy-học:

Thư viện: duy trì danh hiệu Tiên tiến; Phấn đấu đạt danh hiệu “Thư viện Xuất sắc” năm học 2022 – 2023;

Thiết bị: thường xuyên rà soát, bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu tối thiểu về sử dụng thiết bị dạy học theo quy định.

5. Về cơ sở vật chất:

STT

                            Chỉ tiêu

Thời gian dự kiến

Các biện pháp về con người, vật chất

 

 Trang trí lớp, bồn hoa cây cảnh

 Bê tông quy hoạch trước cổng trường 

 Nhà xe giáo viên

Năm học 2018-2019

Nguồn tài trợ xã hội hóa

Nguồn tài trợ xã hội hóa

 

Nguồn ngân sách trường

 

  Xây dựng nhà đa năng. Xây dựng phòng thư viện, thiết bị, 2 phòng học  và các phòng chức  năng, phòng bộ môn, phòng năng khiếu,  khác.

  Bổ sung bồn hoa, cây cảnh

 Tu sửa nhà vệ sinh học sinh.

  Sơn sửa khu hiệu bộ 

  Mua sắm bổ sung một số dụng cụ, thiết bị thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ...

 Bãi tập, sân TDTT (sân cỏ)

Năm học 2019-2020

Nguồn ngân sách của Phòng GD-ĐT, UBND huyện, UBND xã hỗ trợ.

 

Nguồn tài trợ xã hội hóa

Nguồn xã hội hóa

Nguồn ngân sách

Nguồn ngân sách trường

Nguồn XHH

 

 

Nguồn tài trợ xã hội hóa

3

Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho học sinh lớp 1.

Xây dựng nhà vệ sinh học sinh theo hướng hiện đại.

 

Tu sửa nhà vệ sinh

Bãi tập (sân cỏ)

Nâng cấp, làm mới sân chơi bằng bê tông khoảng 500 m2_

Bổ sung bồn hoa, cây cảnh

Xây dựng mới các phòng đa chức năng

Năm học 2020-2021

Nguồn ngân sách

 

Nguồn ngân sách, Phòng GD-ĐT, UBND huyện, xã hỗ trợ.

Nguồn ngân sách trường

Nguồn xã hội hóa

Nguồn xã hội hóa

 

Nguồn xã hội hóa

Nguồn ngân sách, Phòng GD-ĐT, UBND huyện, xã hỗ trợ.

4

Mua sắm trang thiết bị lớp 1,2

Bổ sung bàn ghế học sinh

Xây dựng bếp ăn bán trú

 

Bổ sung một số màn hình tivi, máy tính cho các phòng học để cho giáo viên được tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học.

Năm học 2021-2022

Nguồn ngân sách

Đề xuất Phòng

Đề xuất Phòng, xã hội hóa

Đề xuất Phòng, xã hội hóa

 

5

Đồ chơi cho học sinh

 

Tu sửa sân chơi

Năm học 2022-2023

Ngân sách, Nguồn xã hội hóa

Nguồn xã hội hóa

6. Xây dựng trường chuẩn quốc gia:

Năm 2022, trường được đánh giá ngoài đạt cấp độ 2 và được công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ 1, từng bước nâng chuẩn.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ THI ĐUA:

* Hàng năm đạt Trường tiên tiến cấp Huyện – Năm 2022 đạt trường tiên tiến cấp tỉnh.

* Duy trì trường chuẩn quốc gia mức độ 1, từng bước nâng chuẩn. Đạt chuẩn kiểm định cấp độ 2 trong năm học 2020 – 2021.

* Hàng năm trường học đạt Cơ quan văn hoá

* Hàng năm Công đoàn cơ cở đạt vững mạnh  cấp Huyện, năm 2022 đạt cấp tỉnh

* Hàng năm Liên Đội TNTP HCM đạt Liên đội mạnh cấp Tỉnh

* Hàng năm chi hội Chữ thập đỏ đạt chi hội tiên tiến xuất sắc

* Hàng năm chi hội Khuyến học đạt chi hội tiên tiến xuất sắc

* Hàng năm Chi đoàn đạt chi đoàn mạnh, phấn đấu được xã Đoàn, Huyện đoàn khen thưởng

D. CÁC NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

I. Điều chỉnh nội dung dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành một cách hợp lí:

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học; công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

Thực hiện điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường. Việc tích hợp dạy học Tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS...) vào các môn học và hoạt động giáo dục cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giáo viên.

Nâng cao chất lượng dạy học các Hoạt động giáo dục Âm nhạc, Thể dục và Mỹ thuật.Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học ở lớp 4, 5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy.

II. Tiếp tục chỉ đạo lựa chọn và triển khai các phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện của trường.

Tiếp tục chỉ đạo lựa chọn  phương pháp dạy học theo Mô đun; tiếp tục thực hiện giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD, giảng dạy thực hiện chương trình phổ thông mới vào năm 2020-2021.

Thực hiện nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới;

III. Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT

Tiếp tục thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

IV. Nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ, Tin học, đặc biệt là tiếng Anh

Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh, Tin học, chuẩn bị tốt cho việc triển khai các môn học này với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiến tới có kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1,2 tự chọn.

Tiếp tục tổ chức dạy học môn Tin học cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 3031/BGDĐT-GDTH ngày 17/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

V. Tham mưu, chuẩn bị đảm bảo các điều kiện để chuẩn bị cho thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp để được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2020-2021.

Tập trung các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là đối với lớp 1; đổi mới phương pháp dạy,  phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học; đảm bảo các điều kiện để triển khai dạy học ngoại ngữ, Tin học theo chương trình mới.

VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới công tác quản lí giáo dục

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới để triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học cho viên chức trong nhà trường. Chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, vừa học vừa thực hành ngay trên công việc.

 Đẩy mạnh Ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng các phần mềm dạy học hiệu quả. Khuyến khích giáo viên tổ chức nhiều tiết dạy sử dụng các phần mềm dạy-học.

Bổ sung một số màn hình tivi, máy tính cho các phòng học để cho giáo viên được tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học.

VII. Xây dựng và quản lí môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng

Hiệu trưởng nhà trường phối hợp các đoàn thể trong, ngoài nhà trường để làm tốt công tác dân chủ trong trường học; công khai, minh bạch mọi công việc, tài chính đến công tác tổ chức cán bộ qua đó để xây dựng một môi trường sư phạm đồng thuận, thân thiện, đoàn kết để quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao một cách công bằng và bình đẳng.

VIII. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh

Tổ chức triển khai thực hiện một cách cụ thể việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình;

Đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học; tiếp tục thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục lồng ghép thông qua các môn học; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học các môn học. Tăng cường tích hợp vào hoạt động giáo dục cần đảm bảo tích hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giáo viên;

Giáo viên chủ động phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường thực hiện, vận dụng linh hoạt các phương pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực để giáo viên nắm và áp dụng vào giảng dạy một cách có hiệu quả. Tích cực dạy học cá thể, chú trọng và phát huy năng khiếu, sở trường của mỗi học sinh.

IX. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa

Tham mưu với cấp trên, xây dựng cơ sở vật chất đạt theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học để nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Hàng năm có kế hoạch bố trí kinh phí mua sắm đồ dùng, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học để đáp ứng cho việc nâng chất lượng dạy học.

X. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục.Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế.

Thường xuyên xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy định của nhà nước.

Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội cùng cộng đồng có trách nhiệm với nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giáo dục.

Tích cực huy động nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường

Phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nội dung của chiến lược qua hộp thư của nhà trường địa chỉ email: thdinhlac@gmail.com, website của trường và niêm yết tại bảng công khai cho cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường được biết.

Gởi kế hoạch về Phòng Giáo dục và về cấp ủy, chính quyền địa phương để có sự quản lý chỉ đạo, hỗ trợ và phối hợp.

II. Trách nhiệm thực hiện:

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2019-2023

Thành lập Ban chỉ đạo đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên các mục tiêu chiến lược đã đề ra trong từng giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn 1 năm học 2018-2019: xây dựng kế hoạch chiến lược trình phòng GDĐT phê duyệt và triển khai thực hiện chiến lược.

b) Giai đoạn 2 năm 2019-2020: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường (bám sát sứ mệnh).

c) Giai đoạn 3 từ năm 2021-2023: Khẳng định được thương hiệu, uy tín và hình ảnh của nhà trường (theo tầm nhìn).

d) Giai đoạn 4: Năm 2023-2025: Phát triển nhà trường lên tầm cao mới, hoàn thành sứ mệnh của nhà trường. Hằng năm, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể; phân công nhiệm vụ và kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giáo viên;

Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục những biến động về chất lượng giáo dục.

3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường

Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ từng năm học bám sát kế hoạch nhà trường năm học và kế hoạch chiến lược phát triển; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; dự báo khả năng và đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển.

Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy bộ môn và giáo dục học sinh.

4. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển,  kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.

Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển và quảng bá về trường mình.

5. Trách nhiệm của học sinh

 Không ngừng học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua của nhà trường;

Học sinh thường xuyên khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt, có ước mơ hoài bão và định hướng tương lai, rèn luyện kỹ năng sống để hoà nhập tốt với cuộc sống.

6. Ban đại diện cha mẹ học sinh

Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục;

Ban đại diện phụ huynh học sinh cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

Quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

III. Điều chỉnh kế hoạch

Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường sẽ chủ động tham mưu cho các cấp và có ý kiến đề xuất kịp thời điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tế của nhà trường, của địa phương để đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển của trường TH Đinh Lạc đã đề ra./.